Dịch vụ doanh nghiệp Việt Nam

Dịch vụ doanh nghiệp Việt Nam là tổng hợp các dịch vụ thiết yếu và quan trọng mà YNN Global mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam từ khâu tư vấn thành lập cho đến vận hành doanh nghiệp. Dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam được chúng tôi cung cấp nhằm hướng đến mục tiêu giúp các doanh nghiệp tuân thủ các quy định, giảm thiểu rủi ro pháp lý và tăng cường độ uy tín trong mắt đối tác, khách hàng. 

Xem thêm

Dịch vụ Đầu tư nước ngoài

Dịch vụ Đầu tư nước ngoài là tổng hợp các dịch vụ thiết yếu và quan trọng mà YNN Global cung cấp cho nhà đầu tư nước ngoài dự định đầu tư vào Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Dịch vụ Đầu tư nước ngoài mà YNN Global cung cấp hướng đến mục tiêu giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nắm bắt các quy định của pháp luật Việt Nam một cách chính xác và tuân thủ nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.

Xem thêm

Dịch vụ Giấy phép lao động

Nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam hiện nay rất cao và sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới do sự hội nhập kinh tế toàn cầu cũng như kết quả của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Vì vậy, việc người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc gần đây cũng tăng lên đáng kể. Để có thể sinh sống ổn định lâu dài và làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp, người nước ngoài cần được cấp Giấy phép lao động.

Xem thêm

Dịch vụ Visa, Thẻ tạm trú

Dịch vụ Visa, Thẻ tạm trú là tổng hợp các dịch vụ nhằm hỗ trợ người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam và cư trú tại Việt Nam một cách hợp pháp.

Xem thêm

Dịch vụ Tư vấn thường xuyên

Dịch vụ Tư vấn thường xuyên là tổng hợp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý chung trong doanh nghiệp, trong đó bao gồm một số nội dung cơ bản như: pháp lý hợp đồng, xây dựng quy trình, quy định nội bộ, giải quyết tranh chấp và một số nội dung khác liên quan đến quy định pháp luật phát sinh thường xuyên trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

Xem thêm

Dịch vụ nhân sự

Tầm quan trọng của nhân sự và công tác nhân sự là điều mà không một doanh nghiệp hay một nhà quản lý nào dám lơ là, bởi lẽ nhân sự là yếu tố then chốt đóng góp cho sự phát triển của một doanh nghiệp.

Xem thêm

Cách Thành Lập Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Từ Nước Ngoài

Việt Nam gần đây thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Khi tìm hiểu để rót vốn đầu tư, nhà đầu tư bắt buộc phải tìm hiểu và nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các quy định liên quan đến cách thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. 

Sau đây, YNN Global sẽ cùng quý khách hàng điểm qua những thông tin chính liên quan đến cách thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Các hình thức đầu tư nước ngoài được quy định tại Luật đầu tư 2020 hiện nay bao gồm: (1) đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; (2) đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; (3) thực hiện dự án đầu tư; (4) đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC và (5) các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về hình thức đầu tư thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhất hiện nay, đó là đầu tư thành lập tổ chức kinh tế hay cách thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài)

Đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài; hoặc thành lập doanh nghiệp giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài.

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các điều kiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài 

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân

Nhà đầu tư là cá nhân đứng ra thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cần chuẩn bị:

  • Bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân còn hiệu lực, trường hợp bản sao được công chứng tại nước ngoài thì cần hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Hợp đồng thuê địa điểm thực hiện dự án đầu tư (địa điểm đặt trụ sở chính công ty);
  • Sao kê tài khoản ngân hàng để chứng minh năng lực tài chính.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là pháp nhân

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đứng ra thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Việt Nam cần chuẩn bị:

  • Bản sao công chứng hoặc chứng thực Giấy phép kinh doanh (hợp pháp hóa lãnh sự tại nước sở tại và sao y công chứng dịch thuật tại Việt Nam);
  • Bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện phần vốn góp;
  • Điều lệ của tổ chức nước ngoài;
  • Văn bản ủy quyền của tổ chức với nội dung ủy quyền cho cá nhân đại diện phần vốn góp tại doanh nghiệp dự tính sẽ thành lập;
  • Hồ sơ thuyết minh năng lực tài chính của tổ chức nước ngoài và thuyết minh kinh nghiệm đối với lĩnh vực đăng ký đầu tư;
  • Báo cáo tài chính của năm gần nhất đã kiểm toán hoặc báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan thuế.

Quy trình thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

Bước 1: Thực hiện thủ tục đăng ký thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, hay hiểu đơn giản là thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án tại Phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc Ban quản lý các KCN nơi đặt thực hiện hoạt động kinh doanh.

Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo nội dung và thông tin tương ứng với dự án đầu tư đã được cấp phép. Thủ tục này được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt địa chỉ trụ sở chính.

Bước 3: Bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh song song với việc khai báo thuế ban đầu và theo dõi hoạt động khai báo/nộp tờ khai thuế định kỳ hàng quý, hàng năm. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần lưu ý việc báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư theo quy định thông qua tài khoản đăng ký đầu tư.

Bên cạnh hình thức đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài theo hướng thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể tham gia đầu tư theo một trong các hình thức được liệt kê phía trên. Thông thường, các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường Việt Nam có xu hướng chọn thành lập tổ chức kinh tế hoặc đầu tư theo hướng đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. Đây là hai hình thức đơn giản và được nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn lựa nhất khi mới tiếp cận thị trường Việt Nam. 

Hi vọng những thông tin trên của YNN Global sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ cách thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Chúng tôi sẽ có thêm những bài viết chia sẻ về các hình thức đầu tư còn lại. Quý nhà đầu tư vui lòng để lại thông tin trong trường hợp cần YNN Global hỗ trợ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hoặc các nội dung khác liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam thông qua hotline 0779 234 858 để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý tư vấn và hỗ trợ thực hiện.