Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, ngày nay thành lập doanh nghiệp luôn là mục tiêu lớn đối với nhiều người. Với các chủ đầu tư thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh, sản xuất giúp mang lại thu nhập lớn. Tuy nhiên để thành lập một doanh nghiệp lại không hề đơn giản, đặc biệt với gia đoàn đầu liên quan đến các cơ sở pháp lý, giấy phép,.... Vậy làm thế nào để để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam để tối ưu nhất? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

 

1. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam

Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC)

Dựa theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Trong đó Chủ sở hữu và công ty là 2 thực thể pháp lý riêng biệt, trong đó, công ty là pháp nhân còn chủ sở hữu là thể nhân. Theo khoản 7 Điều 4 luật doanh nghiệp 2020 công ty TNHH gồm 2 loại hình : Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH 2 thành viên.

 

set up a business in Vietnam -1

 

LLC là hình thức đầu tư phổ biến nhất của nhà đầu tư nước ngoài do thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn mà mình đã góp hoặc cam kết góp vào công ty.

 

Công ty cổ phần (JSC))

Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần (JSC) là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

 

set up a business in Vietnam -3

 

Công ty cổ phần cần có ít nhất ba cổ đông và không giới hạn số lượng tối đa. Đây là loại hình kinh doanh được phát hành cổ phiếu. Chính vì vậy khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất đa dạng và dễ dàng.

 

2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam

Bước 1: Nộp đơn đăng ký giấy chứng nhận đầu tư (IRC)

Để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam điều đầu tiên các chủ doanh nghiệp cần làm đó là xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC). Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Đây là điều bắt buộc với tất cả các dự án muốn thành lập pháp nhân mới tại Việt Nam (bất kể tỷ lệ sở hữu nước ngoài) và thiết lập quyền đầu tư của công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Trả kết quả sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

 

Bước 2: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

ERC là điều kiện bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp muốn thành lập mới tại Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp cấp.

 

Bước 3: Quy trình sau cấp phép

Sau khi được cấp IRC và ERC, các doanh nghiệp cần bổ sung các thông tin sau để hoàn tất thủ tục và bắt đầu hoạt động kinh doanh:

  • Đăng ký và thông báo con dấu
  • Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
  • Nộp thuế môn bài hàng năm (khoảng 90 USD)
  • Đăng ký tài khoản, thực hiện báo cáo hoạt động đầu tư định kỳ trên website: fdi.gov.vn

 

3. YNNGLOBAL - hỗ trợ thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, dễ dàng tại Việt Nam

YNN GLOBAL, với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp đã có rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. YNNGLOBAL đảm bảo đem đến cho quý khách hàng dịch vụ trọn gói nhanh gọn, uy tín, chất lượng nhất. Với phương châm mang đến lợi ích cho khách hàng, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng. Nếu bạn đang có nhu cầu hay thắc mắc cần giải đáp về Làm thế nào để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hãy truy cập https://ynnglobal.com.vn/ để được giải đáp nhanh nhất.

 

YNN GLOBAL - Consulting services

Hotline:  +84 909 594 196

Website:  ynnglobal.com.vn

Email:  info@ynnglobal.com.vn

Address: Winhome Building, 150 đường Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

 

 

Vui lòng gửi (các) câu hỏi của bạn bằng cách điền vào mẫu này. Đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ nhanh chóng trả lời bạn qua E-mail. Hãy ghé thăm văn phòng của chúng tôi để biết thêm chi tiết về các dịch vụ của chúng tôi.

zalo